Giới thiệu quý khách chuyên trang du lịch miệt vườn Miền Tây, du lịch miệt vườn Nam bộ Miền Nam, Nếu quý khách có thời gian ít thì gia đình chúng ta tham gia tour du lịch miệt vườn trong ngày: tour du lịch miệt vườn mỹ tho Bến Tre, tour du lịch miệt vườn Cái Bè, tour du lịch miệt vườn Vĩnh Long, tour du lịch miệt vườn Chợ Lách bến Tre, Còn nếu quý khách có thời gian nhiều hơn 2 ngày trở lên, gia đình ch1ung ta tham gia tour du lịch miệt vườn Cần Thơ, du lịch miệt vườn Mỹ Khánh.
HÌNH ẢNH DU LỊCH MIỆT VƯỜN TRÁI CÂY TIỀN GIANG:
Vú Sữa Lò Rèn Vĩnh kim - Tiền Giang
Cho thuê tàu tham quan miệt vườn
Hoạt động tham gia làm nông dân miệt vườn trong trang phục áo bà ba tát mương bắt cá
Xem tổ ong và cách lấy mật ong miệt vườn
MỘT SỐ ẨM THỰC MIỆT VƯỜN:
ỐC XÀO KHÓM: Dẫu bây giờ nghề nông đỡ vất vả hơn xưa, máy móc đã làm thay con người rất nhiều, từ lúc cày bừa cho đến khi thu hoạch. Tuy vậy mỗi lần đề cập đến nhà nông thì cảnh: “Trên đồng cạn dưới đồng sâu / Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa” vẫn là hình ảnh đẹp. Bên cạnh đó gây xúc động lòng người không kém còn là hình ảnh những phụ nữ thôn quê chân lấm tay bùn, sau giờ lao động vất vả còn phải lặn lội mò cua bắt ốc trên đồng, để có cái ăn cho cả gia đình. Bởi nếp sinh hoạt thôn quê thì gần như là tự cấp tự túc. Ai không biết đến con cua, con ốc hẳn không phải nhà nông. Đó cũng là những thứ quá quen thuộc với ruộng đồng. Tôi nhớ có một dạo, ở Cà Mau người ta rầm rộ hưởng ứng phong trào diệt ốc bươu vàng, ngay cả học sinh cũng được huy động. Vì con ốc bươu vàng phá hại cây lúa và có sức sinh sản rất nhanh. Có vậy mới thấy thương con ốc lác hiền lành của xứ sở.Vào tháng hạn, lúc lưỡi cày lật tung đồng đất, những con ốc lác màu đen, vỏ cứng bị kéo ra khỏi chỗ ẩn nấp. Đó mới là những con ốc ngon nhất , ngọt nhất, nhưng hiếm. Có khi bọn trẻ con trong xóm chạy theo máy cày, bắt mấy con ốc văng ra, rồi gom gốc rạ nướng ngay trên đồng. Nhưng muốn bắt được nhiều ốc, phải đợi trời mưa sòng, nước ngập trắng đồng, có thể lội bì bõm được, lúc ấy hãy mang thùng, mang giỏ ra đồng. Có khi cả xóm cùng ra ruộng, vừa dọn đất vừa đắp bờ, tiện tay bắt ốc bỏ vào giỏ, mang về nhà, rọng trong khạp da bò, mỗi ngày thay nước hai lần, nước rọng ốc phải là nước vo gạo, để vài ngày khi ốc đã nhả hết nhớt ra, là có thể chế biến thành các món ăn được. Bạn đã bao giờ ăn ốc xào khóm chưa? Ốc xào được với nhiều thứ nhưng ngon nhất là xào với khóm, vì ốc vốn dai, khi xào với khóm thì khóm sẽ làm cho ốc mềm hơn, ngon hơn. Trước hết phải cạy ốc ra khỏi vỏ, chà sạch với phèn chua, khóm gọt sạch, tiện kỹ cắt dài dài vừa miếng, bỏ cùi. Nấu món này phải nhanh nhẹn, bắc chảo lên bếp phi tỏi cho vàng, xào ốc trước, nêm nếm, lúc ốc thấm gia vị và vừa săn tới thì cho khóm vào, xào đến khi khóm vừa chín tới là được. Sau đó xúc ra dĩa, rải tiêu, ngò. Đây sẽ là món ngon trong bữa cơm gia đình vào những ngày mùa bận rộn.
Khu du lịch sinh thái việt nhật
BÁNH KHỌT: Hạt gạo, hạt nếp là loại lương thực chủ đạo của người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng. Mỗi bữa ăn, cơm là thức chính, còn các loại thịt cá, rau dưa chỉ là phụ trợ. Nông dân Việt Nam ngàn đời nay gắn bó thủy chung với cây lúa, cánh đồng, đổ mồ hôi để trồng trọt, chăm bón, tích góp, chắt chiu đến từng hạt nhỏ. Nghề nông cũng là nghề căn cơ, dù lúa có thất đến mấy, cũng đủ ăn chờ đến mùa sau. Từ ngày chuyển đổi sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm, đời sống đa số người dân khá giàu hẳn lên, nhưng cũng có không ít người phải mất trắng vì tôm chết. Nói như thế để thấy rằng nghề nông và hạt lúa đã từng và sẽ gắn bó với người Việt Nam như thế nào.
Hạt gạo xuất hiện thường trực trong bữa ăn hằng ngày, ngoài ra hạt gạo còn được xay thành bột, làm ra nhiều loại bánh ngon miệng. Nói đến bánh, thường người ta nghĩ ngay đến bột nếp (bánh tét, bánh phồng, bánh ít…) nhưng cũng có loại bánh chỉ làm từ bột gạo đơn thuần, bánh khọt chẳng hạn. Dù xuất hiện ở nhiều nơi với nhiều tên gọi, nhưng người dân Cà Mau đã quen gọi là bánh khọt.
Muốn có bánh ngon phải ngâm gạo trước, sau đó xả lại nhiều nước cho hạt gạo trắng, trộn vào chừng một chén cơm (để nguội) và một ít dừa nạo (để nguyên xác) xay chung tất cả bằng cối đá. Khi có được thau bột mịn, lỏng vừa thì nêm nếm gia vị, để hành xắt mịn, tiêu… khuấy đều. Kế tiếp là khâu chuẩn bị nhưn bánh và khuôn nướng. Đậu xanh sau khi ngâm, đãi vỏ đem nấu nhừ, sau đó cũng nêm gia vị vào cho vừa ăn, có thể thêm tép (bằm sơ qua, rồi xào chín), dùng muỗng đánh lên nhiều lần, cho đậu quánh lại; khuôn bánh đem rửa thật kỹ, úp ráo nước. Sau khi chuẩn bị xong xuôi cả, bánh được chiên trong khuôn bằng đất nung, có nhiều lỗ nhỏ, mỗi lỗ đều có nắp đậy cũng bằng đất nung. Bắc khuôn lên bếp than hoặc bếp củi đều được, đợi cho khuôn thật nóng, thoa mỡ khắp các lỗ, sau đó chế một lớp bột lưng chừng cỡ nửa lỗ khuôn là được, chế đến đâu đậy nắp đến đó, giáp vòng, quay lại mở nắp bỏ nhưn vào, đợi bánh chín, lấy muỗng múc từng cái xếp ra giần. Nhờ trộn cơm và dừa xác nên cái bánh “ra lò” vừa xốp vừa dai, lại béo rất thơm ngon. Có thể ăn bánh với rau sống, dưa leo hoặc chỉ ăn với nước mắm chua cay thôi cũng được, nhưng phải ăn nóng.
Hình ảnh các mẹ, các chị ngồi bên khuôn đất, chăm chú chiên từng cái bánh khọt nhỏ bao giờ cũng để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tôi, dù cho bánh khọt là loại bánh rất bình thường.
Muốn có bánh ngon phải ngâm gạo trước, sau đó xả lại nhiều nước cho hạt gạo trắng, trộn vào chừng một chén cơm (để nguội) và một ít dừa nạo (để nguyên xác) xay chung tất cả bằng cối đá. Khi có được thau bột mịn, lỏng vừa thì nêm nếm gia vị, để hành xắt mịn, tiêu… khuấy đều. Kế tiếp là khâu chuẩn bị nhưn bánh và khuôn nướng. Đậu xanh sau khi ngâm, đãi vỏ đem nấu nhừ, sau đó cũng nêm gia vị vào cho vừa ăn, có thể thêm tép (bằm sơ qua, rồi xào chín), dùng muỗng đánh lên nhiều lần, cho đậu quánh lại; khuôn bánh đem rửa thật kỹ, úp ráo nước. Sau khi chuẩn bị xong xuôi cả, bánh được chiên trong khuôn bằng đất nung, có nhiều lỗ nhỏ, mỗi lỗ đều có nắp đậy cũng bằng đất nung. Bắc khuôn lên bếp than hoặc bếp củi đều được, đợi cho khuôn thật nóng, thoa mỡ khắp các lỗ, sau đó chế một lớp bột lưng chừng cỡ nửa lỗ khuôn là được, chế đến đâu đậy nắp đến đó, giáp vòng, quay lại mở nắp bỏ nhưn vào, đợi bánh chín, lấy muỗng múc từng cái xếp ra giần. Nhờ trộn cơm và dừa xác nên cái bánh “ra lò” vừa xốp vừa dai, lại béo rất thơm ngon. Có thể ăn bánh với rau sống, dưa leo hoặc chỉ ăn với nước mắm chua cay thôi cũng được, nhưng phải ăn nóng.
Hình ảnh các mẹ, các chị ngồi bên khuôn đất, chăm chú chiên từng cái bánh khọt nhỏ bao giờ cũng để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tôi, dù cho bánh khọt là loại bánh rất bình thường.
Khi những cánh đồng lúa đang thì con gái, những bông lúa đang trổ đòng đòng, ngoài kia những con chim tu hú đang gọi đàn… cũng là lúc tôi cùng lũ bạn chân quê cầm chiếc cần câu đi từ cánh đồng này sang cánh đồng khác để câu những con cá rô mề - những con cá rô mà chỉ mới nghe thôi chứ chưa ăn đã cảm nhận được vị béo ngậy của của nó, vị béo như thu gom cả cánh đồng lúa vào mỗi gắp cá khi đưa lên miệng vậy.
CÁ RÔ ĐỒNG NẤU KHOAI TỪ:
Có lẽ chỉ khi nào trên những cánh đồng lúa đã chín thì cá rô mới béo và là lúc thích hợp nhất cho cái thú ăn uống của những cư dân Nam Bộ này. Điều này cũng dễ nhận biết thôi, lúc này thức ăn chính của loài cá rô là những hạt lúa, đây là nguồn dinh dưỡng giúp cá rô thời kỳ này chóng lớn và mang một hương vị đặc biệt khó tả… Cá rô được câu hoặc giăng lưới từ những cánh đồng về được chế biến nhiều món : nướng, chiên xù, kho tộ, canh chua, hay là một trong những chất độn cho cái lẩu mắm đang sôi nghi ngút… Nhưng với tôi, gây ấn tượng nhất vẫn là món cá rô nấu canh khoai từ, mà được ăn cách đây hàng chục năm, từ bàn tay đảm đang, dịu dàng của mẹ - những ngày tôi còn là chú bé đen nhủi, đầu toàn là mùi khét của nắng, của gió, vận quần cụt chạy nhong khắp những cánh đồng để cùng lũ bạn câu những con cá rô mề mà lòng chẳng bận tâm bất kỳ một thứ gì trên cõi đời này.
Vậy đó, vị thơm và béo ngậy của từng miếng cá rô, chất nhờn mang một đặc trưng rất riêng của những củ từ, thêm vào đó là hương nồng thơm của những cọng hành đã tạo nên một món ăn mà không phải nơi nào cũng có như miền quê Cà Mau - quê hương tôi…
Du lịch tiền giang bến tre
RẮN XÀO MƯỚP: Đọc Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi, hẳn bạn sẽ rất thú vị với đoạn viết về cha con ông già câu rắn và cảnh mọi người trong xóm xúm xít mua rắn về nấu cháo đậu xanh, chế biến các món ăn như thế nào. Là loài động vật quý hiếm rất cần được bảo vệ, rắn ở Cà Mau ngày một trở nên hiếm hoi. Trước tình trạng này, phong trào nuôi rắn cũng đã phát triển ở các hộ gia đình, phong trào này mang đến nhiều lợi ích, vừa cung cấp rắn thịt cho các chợ, vừa góp phần duy trì nòi giống cho loài vốn rất quý này. Rắn bông súng là loài được nuôi phổ biến, ở các chợ. Đây là loài dễ nuôi và khá nhiều thịt, có thể nướng, xé phay, hoặc xào với lá bầu, lá mướp càng ngon.
Món này phải chế biến thật kỹ, nhất là khâu sơ chế. Lá mướp non rửa sạch cắt làm hai làm ba. Rắn làm sạch, thái lần lượt hai bên mình rắn để có được hai phần vừa thịt vừa da, xắt nhỏ thành từng miếng hình chữ nhật, để riêng; còn lại phần xương chặt thành từng khúc, úp xuống thớt và bắt đầu chặt từ hai bên vào phía xương sống, chặt từ từ cho những xương nhỏ mịn dần, chừa lại phần xương sống. Bằm thật mịn phần xương vừa chặt được, có thể bằm thêm chừng 100g thịt (thịt heo), sau đó là gia vị, tất cả trộn đều, vò viên để sẵn.
Các chương trình du lịch tại tiền giang hấp dẫn như: tour miệt vườn tiền giang
Để món này ngon và hấp dẫn hơn, cần thêm nghệ tươi xắt sợi (hoặc bột nghệ), xả bằm mịn, nửa trái dừa khô vắt lấy nước. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, bắt tay vào chế biến cũng không khó khăn lắm. Bắc chảo nóng, phi tỏi thơm, cho phần thịt rắn, sả, nghệ vào cùng một lúc, bỏ cả phần xương sống vào chung cho món ăn thêm ngọt; nêm chút muối, bột ngọt, chút đường, đảo đều. Chờ cho thịt rắn săn lại, thấm đều gia vị mới bỏ nước cốt (nước hai) vào, để lửa riu riu, chừng thịt gần mềm, thả phần vò viên vào, nhẹ nhàng cho các viên không bị nát. Khi những viên xương rắn cũng vừa cứng và chín thì đến lượt lá mướp, lúc này phải cho lửa lớn lá mướp mới xanh, lá mướp vừa xìu thì đổ nước cốt dừa vào, nếm lại lần cuối rồi bắc xuống là vừa.
Món này vừa có sả, nghệ lại có lá mướp hương, nên mùi vị rất đặc trưng và ngon. Bỏ ra dĩa, nhớ gắp bỏ hết những cái xương sống không ăn được. Rắn xào lá mướp có thể làm món ăn dùng với cơm cũng ngon mà làm món nhắm cũng rất bắt.
Các chương trình du lịch tại tiền giang hấp dẫn như: tour miệt vườn tiền giang
Để món này ngon và hấp dẫn hơn, cần thêm nghệ tươi xắt sợi (hoặc bột nghệ), xả bằm mịn, nửa trái dừa khô vắt lấy nước. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, bắt tay vào chế biến cũng không khó khăn lắm. Bắc chảo nóng, phi tỏi thơm, cho phần thịt rắn, sả, nghệ vào cùng một lúc, bỏ cả phần xương sống vào chung cho món ăn thêm ngọt; nêm chút muối, bột ngọt, chút đường, đảo đều. Chờ cho thịt rắn săn lại, thấm đều gia vị mới bỏ nước cốt (nước hai) vào, để lửa riu riu, chừng thịt gần mềm, thả phần vò viên vào, nhẹ nhàng cho các viên không bị nát. Khi những viên xương rắn cũng vừa cứng và chín thì đến lượt lá mướp, lúc này phải cho lửa lớn lá mướp mới xanh, lá mướp vừa xìu thì đổ nước cốt dừa vào, nếm lại lần cuối rồi bắc xuống là vừa.
Món này vừa có sả, nghệ lại có lá mướp hương, nên mùi vị rất đặc trưng và ngon. Bỏ ra dĩa, nhớ gắp bỏ hết những cái xương sống không ăn được. Rắn xào lá mướp có thể làm món ăn dùng với cơm cũng ngon mà làm món nhắm cũng rất bắt.
Liên Hệ Văn Phòng kinh doanh:
CÔNG TY DU LỊCH HOA SEN CHÂU Á – ASIA LOTUS TRAVEL
TEL: 028.3758 1056 FAX: 028.3758 0528
HOTLINE: 0985.56.55.89 – 0918.131.795
Sài Gòn: C11/33 Pham Hùng, Bình Chánh, TP.HCM.
Văn phòng đón khách tại Mỹ Tho: 8 đường 30/4, p.1, Tp.Mỹ Tho, Tiền Giang.
Đi du lich mien tay thật nhiều thú vị
Trả lờiXóa